Tại sao các vị thầy lớn đều dặn tổ chức lễ tang đơn sơ?

Ngày đăng: Thứ 2 , 03/04/2023 09:46 .

Đầu tháng 2/2023, Phật giáo thế giới đã cung tiễn một Đại sư trong lễ tang được tổ chức đơn giản, nhẹ nhàng, không quá nhiều hoa và nghi thức rườm rà. 

Đó là tang lễ của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, người sáng lập Phật Quang Sơn, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng như tổ chức Phật Quang quốc tế - hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục Phật giáo và xuất bản.

Trước đó, tang lễ của nhiều vị lãnh đạo Phật giáo như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Hòa thượng Thích Giác Dũng… cũng được thông báo tổ chức đơn sơ, tiết giảm các nghi lễ, không vòng hoa, phúng viếng. Đến tang lễ, tăng ni, phật tử thọ tâm tang, tụng kinh hoặc ngồi thiền, không kèn trống ồn ào. 


            Thiết trí đơn giản trong tang lễ của Đại sư Tinh Vân hồi tháng 2/2023.

Đám tang là nghi thức cuối cùng dành cho một người xả báo thân tứ đại. Tùy theo vị trí, tâm nguyện, cũng như niềm kính tiếc của thân quyến, môn đồ… mà được tổ chức tương ứng. Trong đó, di nguyện của người mất là quan trọng nhất, phải được “y giáo phụng hành” vì đó là lời nguyện cuối cùng của vị ấy.

Do biết được tình cảm của pháp quyến, môn đồ nên những vị lãnh đạo Phật giáo thường để lại lời dặn dò việc tổ chức lễ tang cho mình theo hướng thật đơn sơ. Có vị còn dặn đến cả việc thờ cúng cho hậu học, như Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã di ngôn không xây tháp. 

“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền... Không được nhốt thầy, bỏ thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói trong một pháp thoại. 

Hình ảnh ngôi mộ cỏ đơn sơ của ngài Thanh Bích hay lời dạy “đừng xây tháp cho thầy” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh… đã trở thành hình ảnh và “tâm thư” lay động lòng người.

Các ngài nhìn thấy được trước những điều có thể sẽ diễn ra trong tang lễ và ân cần dặn dò kỹ lưỡng để tránh lãng phí vì việc viên tịch theo lẽ đương nhiên của mình. Có thể xem đó là bài pháp sống động cuối cùng đi vào lòng người mỗi khi nhắc về các vị thầy lớn.

Thực sự, khi đã chọn con đường xuất gia, trở thành vị khất sĩ thì lối sống giản dị, khiêm cung, khép mình chính là chìa khóa mở cho chúng sanh tìm tới đạo. Ở ngoài kia, thế gian xa hoa bao nhiêu thì cũng đầy phiền não bấy nhiêu. Nên người đời tìm tới cửa đạo chính là bởi ở đó có nếp sống “thiểu dục tri túc”, tưởng đơn giản nhưng cực kỳ khó làm của người tu.

Khi bậc xuất trần càng buông bỏ nhiều chừng nào càng được sự kính trọng chừng ấy từ đồ chúng lẫn chư thiên. Những vị ấy thường thâu nhiếp được tâm người, làm được những việc lớn. Tâm rộng cảnh rộng!

Trước Tết, ở Quảng Nam, Hòa thượng Thích Thông Chánh cũng để lại di ngôn cho tang lễ của mình, với mấy gạch đầu dòng như: lấy câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” làm tôn chỉ tang lễ; không tiếp nhận phúng điếu, vòng hoa, liễn tang; khi chư tôn đức tăng ni đến viếng cung thỉnh quý ngài dâng hương và kinh hành niệm Phật 3 vòng; cúng dường ẩm thực, tịnh tài đến quý tăng ni và mời cơm Phật tử xa gần… Những học trò của ngài nhận được di ngôn này đều xúc động, xem đó là lời dạy cuối cùng thầy dành cho mình, y giáo phụng hành.

Thực sự, di sản thầy để lại cho trò không gì quý hơn đức hạnh mà vị thầy tu tập. Di sản ấy khiến người học trò tự hào và được nuôi dưỡng mỗi khi nhớ đến thầy, như một cách được núp bóng từ bi của người đã sinh ra mình trong ngôi nhà Chánh pháp. 

Tang lễ người xuất gia cần được tổ chức đơn giản, nhưng vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Phẩm vật cúng dường Tam bảo hay Giác linh người thầy chắc chắn không có gì quý bằng hương giới-định-tuệ. Những lễ tang thiền vị ấy khiến mọi người nhìn vào sanh tâm hoan hỷ, phát khởi tín tâm và cúi đầu trước bậc đã giác ngộ vô thường, vô ngã. Lễ tang như thế tưới tẩm hạt giống Phật trong lòng người.

Có thể nói, chuẩn bị lễ tang cho chính mình, dặn dò tang lễ đơn sơ thôi hoặc đề nghị con cháu dùng tiền phúng điếu làm từ thiện, trao học bổng, giúp người nghèo, bệnh nhân… là việc thiện lành cũng là bài học lớn người đi để lại cho người còn sống tiếp, rất đáng suy ngẫm, thực hành.

Lưu Đình Long

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 18 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
971( 73 %)
Số người tham gia bình chọn: 1336
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 15/04/2025 00:42

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM SẼ TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP LỄ KHAI MẠC, BẾ MẠC ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2025

Sáng 25-4, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã đến làm việc với Trung tâm Truyền hình Việt...
Chi tiết »

THANH HÓA: LÃNH ĐẠO TỈNH, TP. THANH HÓA CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Nhân dịp Đại lễ Phật đản PL.2569- DL.2025. Sáng 25/04/2025, đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa do ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn  đã đến...
Chi tiết »

TT. NHẬT TỪ TIẾP TỔNG LÃNH SỰ ẤN ĐỘ TRAO ĐỔI CÔNG TÁC PHẬT SỰ

Sáng 24/04/2025, tại Chùa Giác Ngộ, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM Vipra Pandey đã có buổi gặp, làm việc cùng Thượng tọa Thích Nhật Từ – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Chủ tịch, Phó Tổng Thư ký Ban Tổ chức...
Chi tiết »

MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN VESAK LHQ 2025

Nhờ đức Phật chúng ta mới thấy rõ, giá trị lớn nhất của đời người là trí tuệ và phước đức, không có gì giá trị chân thật, bền vững và miên viễn hơn phước đức và trí tuệ.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 951

Hôm qua: 205

Tháng này: 46073

Tháng trước: 67318

Tất cả: 5738192


Đang online: 184
IP: 3.140.195.190
Mozilla 0.0