2 tượng Phật nằm, dài nhất châu Á ở Việt Nam

Ngày đăng: Thứ 5 , 03/06/2021 21:49 .


Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 52m trên mái Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương ở TP Thủ Dầu Một. Ảnh: Phanxipăng.

Tháng 5/2013, Tổ chức Kỷ lục châu Á/Asia Book of Records (ABR) công nhận Việt Nam có “Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á” và “Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất châu Á”.

Theo đó, “Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á” ở chùa Linh Sơn Trường Thọ tại núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và “Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất châu Á” ở chùa Hội Khánh tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á

Nhiều người, nhất là cư dân địa phương, lâu nay quen gọi chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Núi. Bởi chùa toạ lạc trên núi Tà Cú cao 649m tại thị trấn Thuận Nam, thủ phủ huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; cách TP Phan Thiết tỉnh lị 28km về phía Tây Tây Nam.

Sách “108 danh lam cổ tự Việt Nam” của Võ Văn Tường (NXB Thuận Hoá, Huế, 2007) ghi nhận: “Chùa do Tổ Hữu Đức khai sơn vào hậu bán thế kỷ XIX. Năm Tự Đức thứ XXXIII [Canh Thìn 1880], ngài đã trì chú Chuẩn Đề và kê toa thuốc gửi sứ mang về triều chữa lành bệnh cho Hoàng thái hậu Từ Dũ [đúng phải Từ Dụ], nên vua Tự Đức ân tứ bốn chữ Linh Sơn Trường Thọ để tạ ơn ngài”.

Trương Đình Ý là 1 trong 10 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Khoa Điêu khắc Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1935, rồi giảng dạy điêu khắc tại các Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.

Năm 1962, sau khi được hòa thượng Thích Vĩnh Thọ trụ trì chùa Núi chọn để tôn trí tượng Phật nhập niết bàn, Trương Đình Ý xin nghỉ dạy nhằm lên núi Tà Cú tạo dựng tượng Phật không công. Tại công trường, Trương Đình Ý thọ trai, xuống tóc, mặc áo nâu hay áo lam theo lối tu sĩ Phật giáo, để các con ở Sài Gòn cho vợ là Công Tôn Nữ Liên Chi tự lực cánh sinh.

Vậy, Trương Đình Ý là điêu khắc gia, chứ chẳng phải kiến trúc sư như rất nhiều sách báo lâu nay nhầm lẫn. Suốt 4 năm ròng, 1963 – 1966, Trương Đình Ý tích cực chỉ huy công trường trên núi Tà Cú.

Tượng hoàn thành với tư thế nằm nghiêng, mặt quay về hướng Nam, má phải gối lên bàn tay phải, tay trái buông thẳng xuôi theo thân mình. Toàn bộ pho tượng dài 49m; ngang (đo bàn chân) 8,8m; cao (từ vai xuống cốt nền) 12,2m. Tượng bằng xi măng cốt thép, thường được quét vôi màu trắng.

Ni sư Thích Nữ Ba La hiện trụ trì chùa Linh Sơn Trường Thọ cho hay:

– Con số 49m tượng trưng 49 năm, tính từ khi Đức Thích Ca thành đạo đến nhập diệt.

Ngày 7/1/1993, cụm chùa và tượng Phật trên núi Tà Cú được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di sản lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.

Từ ngày 12/9/2003, nhờ cáp treo do hãng Doppelmay của Áo lắp đặt, việc di chuyển từ chân núi lên đỉnh núi Tà Cú và ngược lại không những dễ dàng mà còn ngoạn mục.

Ngày 2/1/2006, tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn trên núi Tà Cú được tổ chức Kỷ lục Việt Nam / Vietkings xác nhận là tượng Phật nằm dài nhất nước ta.

Ngày 30/5/2013, Tổng Giám đốc ABR đã đến bên tượng Phật trên đỉnh núi Tà Cú trao bằng xác lập kỷ lục “Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á” tận tay ni sư Thích Nữ Ba La.


Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m trên núi Tà Cú, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Phanxipăng.

Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất châu Á

Tại tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, nay là phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương, chùa Hội Khánh được thiền sư Đại Ngạn thuộc dòng Lâm Tế sáng lập vào năm Tân Dậu 1741, đời vua Lê Hiển Tông.

Năm Tân Dậu 1861, thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất này, phá huỷ ngôi già lam. Năm Mậu Thìn 1868, đời vua Tự Đức, hoà thượng Chánh Đắc tái tạo chùa Hội Khánh nơi chân đồi, cách vị trí chùa cũ 100m. Năm Tân Mão 1891, đời vua Thành Thái, hoà thượng Ẩn Long xây dựng chánh điện.

Sách “Bình Dương danh lam cổ tự” (Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, 2008) cho biết chùa Hội Khánh “đã được trùng tu vào các năm 1891, 1906, 1917, 1991, 1999”.

Ngày 24/9/1993, Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận chùa Hội Khánh là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.

Năm 2007, tại một phần khuôn viên chùa, trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương được thiết kế bởi điêu khắc gia Trần Quang Thái, kiến trúc sư Phạm Văn Thịnh, kỹ sư xây dựng Trần Văn Pháp, Với nền móng rộng 1.200m2, ngôi trường có tầng trệt dài 64m, ngang 23m, tạo bệ đỡ pho tượng Thích Ca Mâu Ni nằm nghiêng bằng bê tông cốt thép dài 52m, cao 22m, từ vai phải bên dưới đến vai trái phía trên đo được 11m.

Quanh tượng còn được trang trí bằng 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng. Bệ tượng còn có 20 phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc đản sinh đến lúc nhập diệt.

Pho tượng được khởi công thực hiện ngày 12/8/2008 rồi lạc thành ngày 28/3/2010.

Thượng toạ Thích Huệ Thông – trụ trì chùa Hội Khánh từ năm 1988 đến nay – giải thích:

– Con số 52m biểu tượng cho ngũ thập nhị vị [52 thành quả tu chứng], ngũ thập nhị chúng [52 loại chúng sinh], và ngũ thập nhị chủng cúng vật [52 phẩm vật dâng Đức Phật trong pháp hội niết bàn].

Với chiều dài 52m, tượng Phật nhập niết bàn ở chùa Hội Khánh được Vietkings xác nhận là tượng Phật nằm dài nhất nước ta vào ngày 30/3/2010.

Ngày 31/5/2013, Tổng Giám đốc ABR đã đến chùa Hội Khánh trao bằng xác lập kỷ lục “Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất châu Á” tận tay thượng tọa Thích Huệ Thông.


Theo Giáo Dục và Thời Đại


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 18 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
971( 73 %)
Số người tham gia bình chọn: 1336
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 15/04/2025 00:42

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

THÁI NGUYÊN: PHIÊN HỌP MỞ RỘNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TRANG NGHIÊM, Ý NGHĨA TẠI TRỤ SỞ BAN TRỊ SỰ

Sáng ngày 24/4/2025, tại chùa Phù Liễn - Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra phiên họp mở rộng nhằm triển khai kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025. Phiên họp có...
Chi tiết »

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG VÀ NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN ĐƯỢC TÔN VINH NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ nhất Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ là 2 trong số 5 gương tiêu biểu trong lĩnh vực dân tộc,...
Chi tiết »

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ THUẾ QUAN ĐỐI ỨNG CỦA TRUMP

Theo quan điểm của Phật giáo, thuế quan đối ứng của Trump thể hiện sự tương tác phức tạp giữa ý định và tác động. Trong khi chính sách này tìm cách giải quyết mất cân bằng kinh tế, thì khả năng gây ra đau khổ...
Chi tiết »

LIÊN HIỆP QUỐC GỬI THÔNG ĐIỆP NHÂN ĐẠI LỄ VESAK 2025

Nhân sự kiện Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc – Vesak 2025 được tổ chức tại Việt Nam, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ngài António Guterres đã gửi thông điệp đến cộng đồng Phật tử toàn cầu, tôn vinh ý nghĩa thiêng...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 4485

Hôm qua: 2978

Tháng này: 48787

Tháng trước: 67318

Tất cả: 5740906


Đang online: 48
IP: 18.188.127.79
Mozilla 0.0