Đại lễ Phật Đản là gì?

Ngày đăng: Thứ 7 , 22/05/2021 07:42 .

Đại lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận.


Nguồn gốc của Đại lễ Phật Đản

Mỗi năm, vào ngày rằm tháng tư (15/04) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm đức Phật Thích Ca đản sinh, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này. 

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Ðức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. 

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản

Toàn bộ lịch sử của đức Phật Thích Ca từ ngày đản sinh, đến thành đạo và nhập Niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:

1. Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chính pháp, theo đúng bản đồ tu học. Ðây là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật: Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.

2. Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.

3. Từ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thẳng lên thiên đàng! Ðây mới chính là cốt tủy của đạo Phật.

4. Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, bước đó là: tìm hiểu xem đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, chính pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu?

5. Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhất là lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "Hãy bước vào cửa đạo", chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu vãng sinh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm việc tu học, tu tâm dưỡng tính, không biết đến chính pháp là gì? Bước vào cửa đạo nghĩa là phải biết tu học theo lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan!

Ngày lễ Phật Đản ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp Đức Bổn sư chúng ta, vào Đại lễ Phật Đản hàng năm, mỗi người con Phật hãy sống một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che.

“Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 18 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
971( 73 %)
Số người tham gia bình chọn: 1336
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 15/04/2025 00:42

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

HÀ NỘI: SINH HOẠT CLB DI SẢN VÀ VĂN HÓA Á ĐÔNG Ở SÙNG PHÚC TỰ

Ngày 25/4 tại Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự nằm trong khuôn viên của chùa Sủi, xã Phú Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Câu lạc bộ di sản Văn hóa Á Đông đã tổ chức...
Chi tiết »

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM SẼ TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP LỄ KHAI MẠC, BẾ MẠC ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2025

Sáng 25-4, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã đến làm việc với Trung tâm Truyền hình Việt...
Chi tiết »

YÊN BÁI: HỌP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DIỄU HÀNH XE HOA PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL 2025

Sáng 24/4, tại Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, Thường trực Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch diễu hành xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 – DL.2025 trên địa bàn tỉnh...
Chi tiết »

TRAO NHẬN BỘ KINH TAM TẠNG PALI BẢN TỤNG ĐỌC TẠI THÁI LAN

Ngày 20/4, lễ trao nhận bộ Kinh Tam Tạng Pali bản tụng đọc do Quỹ Tam Tạng Quốc tế biên soạn, với sự bảo trợ của Hoàng gia Thái Lan, dành tặng Phật giáo An Nam tông và hướng tới việc tặng Nhà nước Việt Nam đã diễn ra tại Chùa...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 3426

Hôm qua: 205

Tháng này: 51974

Tháng trước: 67318

Tất cả: 5744093


Đang online: 2093
IP: 52.15.220.116
Mozilla 0.0